Hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố Hà Nội : Nghiên cứu trường hợp tại quận Thanh Xuân, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Xã hội học và Nhân học: 603103

Theo kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn như sau: Về thực trạng tiêu dùng thực phẩm, hiện nay người dân chủ yếu duy trì việc mua sắm tại các chợ (chợ có ban quản lý, chợ tự phát) bởi sự đa dạng về hàng hóa ở đây. Phần lớn người dân đang có xu hướ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Ngọc Diệu Linh
Other Authors: Vũ, Đạt
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2019
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63693
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Theo kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn như sau: Về thực trạng tiêu dùng thực phẩm, hiện nay người dân chủ yếu duy trì việc mua sắm tại các chợ (chợ có ban quản lý, chợ tự phát) bởi sự đa dạng về hàng hóa ở đây. Phần lớn người dân đang có xu hướng lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, trong thời hạn sử dụng tốt nhất và quan tâm đến thành phần dinh dưỡng. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của họ đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của gia đình, đến sức khỏe của bản thân. Trong sự phát triển của một nền kinh tế có sự giao thương diễn ra thuận tiện, loại thực phẩm thường xuyên sử dụng của mỗi gia đình vẫn là rau xanh, trái cây và thực phẩm tươi sống. Có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân đô thị nhưng những yếu tố về đặc điểm cá nhân như trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp… lại không phải yếu tố quyết định bởi tiêu dùng thực phẩm là vấn đề gần gũi với mọi người. Nghiên cứu chỉ ra nhận thức của đa số là lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và an toàn, tuy nhiên khi mua hàng, những yếu tố như sự thuận tiện, giá cả, sở thích cá nhân… vẫn chi phối hành động của họ. Bên cạnh đó, truyền thông về thực phẩm sạch cũng chưa phát huy được vai trò định hướng tiêu dùng, chưa giúp họ phân biệt được các loại thực phẩm khiến họ thiếu tự tin và thiếu kiến thức trong lĩnh vực này. Trong thời gian tới, cần phát huy vai trò của truyền thông đại chúng cũng như các phương pháp chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp để mang lại hiệu quả cao trong việc phổ biến những kiến thức cơ bản này đến với người dân, giúp bữa cơm của mỗi gia đình trở nên an toàn và chất lượng hơn.