Phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu : Luận văn ThS. Du lịch (Thí điểm)

Mục đích chính của đề tài “Phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu” nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các điểm tín ngưỡng tôn giáo tiêu biểu của tỉnh, qua đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển du lịch tín ngưỡng tô...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Lê, Thị Kim Ngoan
Other Authors: Triệu, Thế Việt
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2019
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63801
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Mục đích chính của đề tài “Phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu” nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các điểm tín ngưỡng tôn giáo tiêu biểu của tỉnh, qua đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hướng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, tạo động lực thúc đẩy Bạc Liêu trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch tín ngưỡng tôn giáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả luận văn gồm 4 phần chính: Thứ nhất, xây dựng thang điểm tổng hợp đánh giá tài nguyên du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở phỏng vấn 100 người trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu với nhiều lứa tuổi khác nhau. Thứ hai, ứng dụng thang điểm tổng hợp đánh giá mức độ thuận lợi khai thác tài nguyên du lịch tại các điểm tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu. Kết quả Quán Âm Phật Đài và Nhà Thờ Tắc Sậy là hai điểm tín ngưỡng tín ngưỡng tôn giáo nổi bậc nhất có thể đẩy mạnh phát triển du lịch. Thứ ba, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Quán Âm Phật Đài và Nhà Thờ Tắc Sậy, định các mặt thuận lợi khó khăn trong việc phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo hiện nay của tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở phỏng vấn 200 khách du lịch tại điểm. Thứ tư, thông qua kết quả đánh giá, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế còn tồn tại và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện và thúc đẩy phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu.