Diễn biến bồi tụ - xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò
Lịch sử biến động đường bờ biển khu vực bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay đã diễn ra rất khác nhau liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử diễn biến của Sông Sò. Đoạn bờ cửa sông Ba Lạt hiện tại đang được bồi tụ mạnh, ngược lại đoạn bờ Hải Hậu đang bị xói lở gây thiệt...
Saved in:
Main Authors: | , , , , , , , , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H. : ĐHQGHN
2019
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/64859 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4346 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Lịch sử biến động đường bờ biển khu vực bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay đã diễn ra rất khác nhau liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử diễn biến của Sông Sò. Đoạn bờ cửa sông Ba Lạt hiện tại đang được bồi tụ mạnh, ngược lại đoạn bờ Hải Hậu đang bị xói lở gây thiệt hại nghiêm trọng. Nội dung bài báo này sẽ giải đáp câu hỏi nói trên bằng kết quả nghiên cứu biến động đường bờ liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ trên cả 2 khu vực Thái Bình và Nam Định và lịch sử Sông Sò từ Holocen muộn đến nay. Trong quá trình bồi tụ mở rộng diện tích về phía biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng ở Nam Định và Thái Bình đã để lại dấu ấn của 8 thùy châu thổ nối tiếp nhau và kết thành một hình rẽ quạt từ đường bờ cổ 2500 năm BP đến đường bờ hiện đại. Từ trước năm 1787 lòng Sông Hồng chính đã từng chảy qua Hải Hậu và đổ ra cửa Hà Lạn. Song đến năm 1787 xuất hiện một cơn lũ lịch sử làm vỡ đê, làm lấp cạn và thu hẹp Sông Hồng. Từ đó Sông Hồng trở thành Sông Sò và lòng chính di chuyển giữa Thái Bình và Nam Định, đổ ra cửa Ba Lạt vốn là một phụ lưu bé nhỏ. Tuy dòng sông bị thu hẹp, lưu lượng nước và phù sa giảm đi một cách đáng kể nhưng bờ biển Hải Hậu vẫn được bồi tụ 30m/năm. Từ năm 1960, khi Sông Sò bị đắp đập làm cống ở Ngô Đồng, đến nay bờ biển Hải Hậu bị xói lở với tốc độ 19,5m/năm. Như vậy nguyên nhân bờ biển Hải Hậu bị xói lở là do cơn lũ 1787 và đắp đập Sông Sò 1960. Để chấm dứt quá trình xói lở bờ biển Hải Hậu cần phải phá đập Ngô Đồng và khơi lại Sông Sò |
---|