Khảo sát, đánh giá hoạt động quản lý về công tác lưu trữ ở Bộ Công an, Nước Cộng  hòa Dân chủ Nhân dân Lào : Luận văn ThS. Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng: 603203

Qua nghiên cứu đề tài đề tài “ Khảo sát, đánh giá hoạt động quan lý về công tác lưu trữ ở Bộ Công an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, luận văn đã tổng hợp một số vẫn đề: 1. Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Phatxay, Sorphabmixay
Other Authors: Đào, Đức Thuận
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: 2019
Subjects:
25
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/65261
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Qua nghiên cứu đề tài đề tài “ Khảo sát, đánh giá hoạt động quan lý về công tác lưu trữ ở Bộ Công an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, luận văn đã tổng hợp một số vẫn đề: 1. Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hoạt động. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, công tác lưu trữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, nếu được tổ chức quản lý một cách hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện cho ngành, lĩnh vực đó phát triển. Ngành lưu trữ cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Công an, các Tổng cục, Cục và các cơ quan đơn vị trực thuộc phản ánh chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an, Cục Lưu trữ là một bộ phận quan trọng trong thành phần tài liệu Phông lưu trữ của BCA nhưng do đặc thù của ngành nên khối tài liệu này, nên ngoài các đặc điểm chung giống như tài liệu lưu trữ các cơ quan khác, tài liệu lưu trữ của ngành Công an còn có tính bảo mật cao. Chính vì lý do đó mà khối tài liệu này chủ yếu phục vụ hoạt động của ngành và một số nhu cầu chính đáng của các cơ quan, đơn vị ngoài ngành và công dân; mà chưa được tổ chức khai thác, sử dụng rộng rãi phục vụ nhu cầu của toàn xã hội. 2. Qua khảo sát, Tài liệu lưu trữ của BCA có ý nghĩa chính trị rất quan trọng và có tính giai cấp rõ rệt. Lịch sử đã chứng minh ở bất kỳ thời đại nào, các giai cấp thống trị đều sử dụng tài liệu lưu trữ để bảo vệ quyền lợi giai cấp của mình. Ở nước CHDCND Lào, sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước được tiến hành tập trung tài liệu lưu trữ và triệt để sử dụng tài liệu lưu trữ nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố an ninh trật tự, bảo vệ đất nước. Thực trạng quản lý công tác lưu trữ tại Bộ Công an gồm các nội dung cơ bản như sau: Tổ chức bộ máy phụ trách lưu trữ; Bố trí nhân sự làm việc; Tổ chức thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ; Phổ biến, ban hành văn bản quản lý về lưu trữ; Kiểm tra, hướng dẫn và nghiên cứu khoa học về lưu trữ.; Tổ chức bảo quản; Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu… Luận văn này có thể thống kê được tài liệu lưu trữ của Bộ Công an đang bảo quản trong kho lưu trữ tại Cục Lưu trữ từ năm 1942 đến năm 2015 được chia thành 2 khối lớn: 01. từ năm 1942 đến năm 1975 có 55 phông; 02. từ năm 1976 đến năm 2015 có 168 phông gồm 223 Phông. Còn tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các Tổng cục, Cục, các cơ quan trực thuộc Bộ Công an được phân loại thành 13 nhóm. Chúng ta có thể phân loại được về các thành phần, nội dung và ý nghĩa của các tài liệu lưu trữ, tài liệu nghiệp vụ ngành có độ mật cao (Tối, Tuyệt mật)...