Nghiên cứu kháo sát « đầu ra » của sinh viên ngành tiếng Nhật Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Với mục đích tìm hiểu toàn diện về những vấn đề liên quan đến “đầu ra” của các sinh viên ngành tiếng Nhật đã tốt nghiệp, nhóm nghiên cứu kết hợp với Văn phòng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto (VKCO) tiến hành một chương trình nghiên cứu - khảo sát điều tra quy mô dựa trên ba đối tượn...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Ngô, Minh Thủy, Đào, Thị Nga My, Hoàng, Thị Mai Hồng, Hoàng, Thu Trang, Thân, Thị Kim Tuyến, Trần, Kiều Huế, Phạm, Thị Thu Hà, Trần, Thị Minh Phương, Vũ, Thị Phương Châm
Format: Other
Language:Vietnamese
Published: 2019
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/67429
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Với mục đích tìm hiểu toàn diện về những vấn đề liên quan đến “đầu ra” của các sinh viên ngành tiếng Nhật đã tốt nghiệp, nhóm nghiên cứu kết hợp với Văn phòng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto (VKCO) tiến hành một chương trình nghiên cứu - khảo sát điều tra quy mô dựa trên ba đối tượng, gồm: 1) các sinh viên ngành tiếng Nhật đã tốt nghiệp trong vòng 10 năm trở lại đây; 2) các cơ quan tuyển dụng nguồn nhân lực biết tiếng Nhật; 3) các cơ quan đào tạo tiếng Nhật. Chương trình nghiên cứu khảo sát - điều tra đưa ra một bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật tại Việt Nam hiện nay, bao gồm những vấn đề sau: 1) Sự phân bố về ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động của các sinh viên ngành tiếng Nhật đã tốt nghiệp; 2) Năng lực, trình độ, kỹ năng và mức độ đáp ứng của các sinh viên ngành tiếng Nhật đối với công việc và nhu cầu của xã hội nhìn từ góc độ tự đánh giá của chính các sinh viên tốt nghiệp và sự đánh giá từ cơ quan tuyển dụng nguồn nhân lực này; 3) Đánh giá, ý kiến phản hồi của sinh viên đã tốt nghiệp đối với chương trình đào tạo mà họ đã được thực hiện nhìn từ sự tự đánh giá của bản thân về mức độ đáp ứng với công việc hiện tại; 4) Đánh giá, mong muốn, nguyện vọng của sinh viên đã tốt nghiệp đối với công việc hiện tại và cơ quan tuyển dụng; 5) Mong muốn, đề đạt của doanh nghiệp đối với năng lực, kỹ năng của ngồn nhân lực biết tiếng nhật và ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực này; 6) Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật tại các cơ quan đào tạo hiện nay, các ý kiến từ phía cơ quan thực hiện chương trình đà tạo đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật, mức độ nắm bắt của các cơ quan đào tạo đối với nhu cầu của xã hội nói chung và thị trường lao động sử dụng nguồn nhân lực nói riêng; 7) Thực trạng về mối liên kết giữa ba yếu tố: Cơ quan đào tạo tiếng Nhật - Nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật được đào tạo - Cơ quan tuyển dụng nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật và những nguyện vọng, đề xuất từ ba yếu tố trên đối với mối liên kết này. Kết quả thu được trong bức tranh toàn cảnh nêu trên là cơ sở cho các cơ quan đào tạo tham khảo trong việc hoạch định chính sách đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật, điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy trong quá trình thực thi chương trình đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng nắm bắt được thực trạng đào tạo nguồn nhận lực tiếng Nhật hiện nay, nắm bắt được ý kiến phản hồi và tâm tư, nguyện vọng của nguồn nhân lực mà họ đang sử dụng để từ đó điều chỉnh, cải thiện các điều kiện và môi trường làm việc nếu cần.