Phương pháp minh giải mặt cắt địa chấn nông phân giải cao: Nguyên lý và áp dụng cho vùng biển ven bờ châu thổ sông Hồng

Xây dựng quy trình minh giải mặt cắt địa chấn nông phân giải cao theo quan điểm địa chất trầm tích là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Quy trình minh giải có thể chia ra các bước sau đây: (1) Phân chia ranh giới các phức tập (sequence) dựa trên các bề mặt bất chỉnh hợp có dấu hiệu bào mòn của lòng sông;...

全面介紹

Saved in:
書目詳細資料
Main Authors: Trần, Nghi, Đinh, Xuân Thành, Trần, Thị Thanh Nhàn, Trần, Trọng Thịnh, Nguyễn, Thị Phương Thảo, Trần, Ngọc Diễn, Nguyễn, Thị Huyền Trang, Phạm, Nguyễn Hà Vũ, Trần, Thị Dung
其他作者: International Journal of Simulation: Systems, Science & Technology
格式: Article
語言:Vietnamese
出版: H. : ĐHQGHN 2019
主題:
在線閱讀:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/67482
https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4380
標簽: 添加標簽
沒有標簽, 成為第一個標記此記錄!
機構: Vietnam National University, Hanoi
語言: Vietnamese
實物特徵
總結:Xây dựng quy trình minh giải mặt cắt địa chấn nông phân giải cao theo quan điểm địa chất trầm tích là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Quy trình minh giải có thể chia ra các bước sau đây: (1) Phân chia ranh giới các phức tập (sequence) dựa trên các bề mặt bất chỉnh hợp có dấu hiệu bào mòn của lòng sông; (2) Phân tích tướng và cộng sinh tướng theo không gian và theo thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển toàn cầu; (3) Phân chia ranh giới các miền hệ thống: miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST); miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST); miền hệ thống trầm tích biến cao (HST). Trên cơ sở đó Trần Nghi (2012) đã thiết lập công thức tổng quát tích hợp giữa tướng trầm tích và các miền hệ thống như sau: (1) Li LST = arLST +amrLST; (2) LiTST = atTST + amtTST + mtTST; (3) LiHST = ahTST +amhTST Trong đó, Li- Tướng trầm tích; ar- Tướng aluvi biển thấp; at- Tướng aluvi biển tiến; ah- Tướng aluvi biển cao; amr- Tướng châu thổ biển thấp; amh- Tướng châu thổ biển cao; amt- Tướng ven biển biển tiến; mt- Tướng biển nông biển tiến cực đại. Kết quả đã xác định được chính xác vị trí các lòng sông cổ và lịch sử thay đổi của chúng ở khu vực biển nông ven bờ của châu thổ Sông Hồng. Trước năm 1787 lòng Sông Hồng cổ có quy mô lớn nhất chảy về biển qua cửa Hà Lạn (T22-1) còn lòng sông đổ ra cửa Ba Lạt (T12) chỉ là một phụ lưu của Sông Hồng cổ mà thôi. Ranh giới các phức hệ tướng trong mặt cắt địa chấn theo phương thẳng đứng (từ dưới lên) được xác định như sau: arLSTQ13b  atTST Q21 amt1TSTQ21-2  amt2TSTQ21-2  mtTSTQ22  amhQ23