Thực trạng gánh nặng dinh dưỡng kép và một số đặc điểm thói quen ăn uống của trẻ mầm non tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2018

Nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng về gánh nặng kép dinh dưỡng (bao gồm cả suy dinh dưỡng (SDD) và thừa cân, béo phì (TC, BP)) cũng như ảnh hưởng của thói quen ăn uống đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội - nơi đang trong quá trình đô thị hóa. Đối tượng nghi...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Lê, Thị Tuyết, Nguyễn, Thị Trung Thu, Ngô, Thị Thu Hoài, Nguyễn, Thị Lan Hương, Lê, Thị Thùy Dung, Đỗ, Nam Khánh
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: H. : ĐHQGHN 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/68486
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4175
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng về gánh nặng kép dinh dưỡng (bao gồm cả suy dinh dưỡng (SDD) và thừa cân, béo phì (TC, BP)) cũng như ảnh hưởng của thói quen ăn uống đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội - nơi đang trong quá trình đô thị hóa. Đối tượng nghiên cứu: trẻ em từ 24-60 tháng tuổi tại 2 trường mầm non thuộc xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: mô tả cắt ngang trên 1593 trẻ; giai đoạn 2: nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp (1 trẻ suy dinh dưỡng/5 trẻ bình thường và 1 trẻ thừa cân béo phì/5 trẻ bình thường theo tuổi, giới, lớp). Kết quả nghiên cứu: Toàn mẫu tỷ lệ trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường là 86,8%, tuy nhiên, Nam Hồng vẫn chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng khi mà tỷ lệ trẻ SDD vẫn cao (chiếm 4,2%) và trẻ em TC, BP 9,0% (3,3% béo phì), trong đó tỷ lệ trẻ TC, BP ở nam cao hơn nữ (10,9% so với 6,7%, tương ứng). Những đặc điểm ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ gồm: lười ăn (OR=4,3), ăn chậm (OR=2,23), điểm số thích thức ăn (OR=0,69), điểm số thích đồ uống (OR=0,82). Những đặc điểm ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng TC, BP của trẻ gồm: háu ăn (OR=4,24), lười ăn (OR=0,43), ăn nhanh (OR=2,56), ăn chậm (OR=0,43), ăn nhiều (OR=6,78), ăn ít (OR=0,31), thích ăn béo (OR=2,18), điểm số phản ứng với thức ăn (OR=1,59), điểm số thích thức ăn (OR=1,8), điểm số phản ứng no (OR=0,51), điểm số ăn chậm (OR=0,05), điểm số ăn ít khi cảm xúc tiêu cực (OR=0,67), điểm số từ chối ăn (OR=0,72).