Thái độ kỳ thị của cộng đồng đối với người có HIV (Qua nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội, Việt Nam)

Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến thái độ cùa cộng đồng trong việc công khai hay không tình trạng nhiễm HỉV của một người, cách ly người cổ HỈV ra khỏi cộng đồng, nhận xét về người có HIV. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam quỵ định người có HIV có quyền giữ bí mật đời tư, chỉ có họ mới có...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Phan, Hồng Giang
Format: Conference or Workshop Item
Language:Vietnamese
Published: Đại học KHXH&NV 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/68528
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến thái độ cùa cộng đồng trong việc công khai hay không tình trạng nhiễm HỉV của một người, cách ly người cổ HỈV ra khỏi cộng đồng, nhận xét về người có HIV. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam quỵ định người có HIV có quyền giữ bí mật đời tư, chỉ có họ mới có quyền nói ra tình trạng cún mình. Nhìn chung, thái độ kỳ thị vẫn còn tòn tại, nhưng hình thức biểu hiện không công khai như trước. Nguyên nhân cùa thái độ kỳ thị xuất phát từ cả hai phía. Người bình thường chưa thực sự hiểu về HIV/AIDS, trong khi bản thân người có HIV luôn có xu hướng thu mình lại như một biện pháp tự vệ. Một phần từ những thiếu hụt trong kiến thức về HIV cộng với những mặc cảm có sẵn về các tệ nạn xã hội nên nhiều khi người có HỈV nhận được thái độ kỳ thị như vậy cho dù họ không thực sự liên quan đến các tệ nạn xã hội. Thêm vào đó, bản chất dễ lây nhiễm của HỈV củng là bất lợi lớn khi tiếp xúc với người có HIV. Để đảm bảo đang được thực hiện cần phải được củng cố mạnh hơn nữa. Cách cung cấp thông tin chính xác về HI V/AIDS có thể làm giảm nỗi lo sạ bị lây truyền qua tiếp xúc thông thường. Sự phân biệt đối xử có thể xảy ra trên nền tảng của những tư tưởng định kiến này. Người có HIV thường bị kỳ thị hơn khi là thành viên của một cộng đồng hoặc một nhóm xã hội đã bị xem là tiêu cực. Phụ nữ có HỈV phải chịu bất lợi không phải bắt nguồn từ sự khác biệt ngoại hình mà từ cách nhìn tiêu cực của xã hội. Trường hợp một số ngirời quan tâm đến bảo vệ quyền con người nhận thấy sự phân biệt đối xử bất công; mức độ lây nhiễm và tính nghiêm trọng của HIV cùng với hậu quả của nó củng điều chỉnh cách đối xử nhằm làm chậm sự phát tán HIV. Đối với người có HỈV, giảm sự phân biệt đối xử cần cân nhắc nếu nó làm giảm mức độ lây nhiễm HIV mà không kỳ thị người có HỈV hoặc tước đi quyền con người. Theo Parker và Aggleton (2003), hiện tượng bị kỳ thị và phân biệt đối xử đã làm cho những người bị kỳ thị chấp nhận sự gán ghép tiêu cực đối với họ dẫn đến hiện tượng họ nhận thức rằng mình có những lí do để bị đối xử bất công khiến cho việc phòng, chống sự kỳ thị trở nên khó khăn hơn.