Chuyển biến xã hội vùng nông thôn châu thổ sông Hồng thế kỷ XVII-XVIII

Mục tiêu nghiên cứ: Khai thác các nguồn tài liệu (chính sử, tư liệu phương Tây, văn bia, hương ước…) để phác họa bức tranh chung về khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng trong thế kỷ XVII-XVIII. Thông qua phân tích chuyển biến xã hội ở khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng, luận án lý giải căn nguyên...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Tống, Văn Lợi, 1981-
Other Authors: Vũ, Văn Quân
Format: Dissertations
Language:Vietnamese
Published: 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/69296
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Mục tiêu nghiên cứ: Khai thác các nguồn tài liệu (chính sử, tư liệu phương Tây, văn bia, hương ước…) để phác họa bức tranh chung về khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng trong thế kỷ XVII-XVIII. Thông qua phân tích chuyển biến xã hội ở khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng, luận án lý giải căn nguyên của những hiện tượng xã hội như tính tự trị của làng xã, xiêu tán-ngụ cư, cường hào, khởi nghĩa nông dân... - Nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến chuyển biến xã hội Đại Việt trong thế kỷ XVII-XVIII, những yếu tố nào của xã hội có sự chuyển biến, quá trình chuyển biến đó diễn ra như thế nào. Nghiên cứu một số trường hợp cụ thể để làm rõ sự chuyển biến theo loại hình khu vực, theo cơ cấu nghề nghiệp, theo đẳng cấp chính trị (thống trị-bị trị)... Những phân tích này góp phần nhận diện hình ảnh của xã hội Đàng Ngoài đương thời nói chung, của người dân và các giai tầng xã hội khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng nói riêng. Thế kỷ XVII-XVIII thể hiện rõ rệt mối quan hệ mâu thuẫn, xung đột khó có thể điều hòa giữa thiết chế quản lý của nhà nước với sự trỗi dậy của xu hướng tự trị, tự quản của làng xã. Luận án phân tích mối quan hệ, tác động qua lại của chuyển biến xã hội khu vực châu thổ sông Hồng giữa chính quyền nhà nước với làng xã, qua đó làm rõ các phương thức mà nhà nước tăng cường kiểm soát, quản lý các làng xã, trong khi đó làng xã tìm mọi cách “ly tâm” khỏi lực hút của nhà nước. Kết cục của hai xu hướng này là nhà nước đánh mất quyền kiểm soát làng xã, làng xã rơi vào sự thao túng của cường hào, khiến cuộc sống của người dân rơi vào khủng hoảng, ảnh hưởng đến cục diện quốc gia Đại Việt thế kỷ XVII-XVIII.