Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn -Holocen đới bờ đồng bằng Nam Bộ và sự ghép nối đồng bằng triều bán đảo Cà Mau với đồng bằng châu thổ sông Mê Kông trong Holocen giữa-muộn

Đồng bằng Nam Bộ, thuộc phía nam Việt Nam là một trong những đồng bằng lớn nhất ở Châu Á. Trong phạm vi khu vực đới bờ nghiên cứu đã cho thấy có sự tồn tại của hai đồng bằng được hình thành theo cơ chế thủy động lực khác nhau, đó là: đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và đồng bằng triều bán đảo Cà Mau....

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn, Thị Huyền Trang, Trần, Nghi, Đinh, Xuân Thành, Nguyễn, Đình Thái, Trần, Thị Thanh Nhàn
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: H. : ĐHQGHN 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/70641
https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4476
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Đồng bằng Nam Bộ, thuộc phía nam Việt Nam là một trong những đồng bằng lớn nhất ở Châu Á. Trong phạm vi khu vực đới bờ nghiên cứu đã cho thấy có sự tồn tại của hai đồng bằng được hình thành theo cơ chế thủy động lực khác nhau, đó là: đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và đồng bằng triều bán đảo Cà Mau. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tướng trầm tích dựa trên: (i) các tham số trầm tích chỉ thị môi trường của 29 lỗ khoan vùng bãi triều và vùng đồng bằng ven biển, hàng trăm trạm khảo sát trầm tích tầng mặt; (ii) đặc điểm địa chấn địa tầng 21 tuyến địa chấn; và (iii) dữ liệu tuổi tuyệt đối, lịch sử tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn -Holocen đồng bằng Nam Bộ cũng như mối liên hệ giữa đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và đồng bằng triều bán đảo Cà Mau trong Holocen giữa – muộn đã được làm sáng tỏ. Cả 2 đồng bằng được đặc trưng bởi 3 nhóm tướng tương ứng với 3 pha thay đổi mực nước biển: (1) Nhóm tướng aluvi biển thấp (arLST Q1 3b); (2) Nhóm tướng ven biển biển tiến (amtTST Q2 1-2 ) và tướng sét xám xanh biển nông- vũng vịnh (mtTST Q2 1-2 ); (3) Pha biển cao Holocen giữa -muộn (Q2 2-3 HST) có sự phân dị giữa 2 đồng bằng. Đồng bằng châu thổ sông Mê Kông được đặc trưng bởi 3 nhóm tướng châu thổ là: (i) Nhóm tướng châu thổ ngầm Holocen giữa muộn (amh1Q2 2-3 ) bị chôn vùi; (ii) Nhóm tướng đồng bằng châu thổ Holocen muộn (amh2Q2-3) và (iii) nhóm tướng châu thổ ngầm hiện đại (amh3Q23 ). Còn đồng bằng triều bán đảo Cà Mau được đặc trưng bởi nhóm tướng cồn cát, đồng bằng gian triều và lạch triều. Trong quá trình biển thoái của miền hệ thống trầm tích biển cao có 3 thời điểm mực nước biển dừng tương đối đã tạo ra 3 thế hệ đường bờ cổ (5ka BP, 2.5ka BP và 1ka BP). Trên đồng bằng châu thổ được đánh dấu bằng các thùy châu thổ quay lưng ra biển phía đông nam, còn trên đồng bằng triều bán đảo Cà Mau các cồn cát biển có xu thế đổi hướng từ quay lưng về phía đông (đường bờ 2.500 năm Bp) đến phía đông nam (đường bờ 500 năm và 200 năm BP).