日本語の述語との関係における格助詞 -外国語専攻高校における日本語の授業の現状考察と教授法への提案- = Trợ từ cách trong mối tương quan với vị ngữ - Khảo sát hiện trạng và đề xuất phương pháp giảng dạy tiếng Nhật tại trường THPT chuyên ngoại ngữ
Gần đây, việc giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam không chỉ được chú trọng ở Đại học mà còn được mở rộng giảng dạy từ cấp 3 cho đến tiểu học. Trong quá trình học tập, học sinh Việt Nam luôn bị nhầm lẫn giữa các trợ từ đặc biệt là trợ từ cách. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về trợ từ nhưng chưa có nghi...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Japanese |
Published: |
2020
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/73100 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Japanese |
Summary: | Gần đây, việc giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam không chỉ được chú trọng ở Đại học mà còn được mở rộng giảng dạy từ cấp 3 cho đến tiểu học. Trong quá trình học tập, học sinh Việt Nam luôn bị nhầm lẫn giữa các trợ từ đặc biệt là trợ từ cách. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về trợ từ nhưng chưa có nghiên cứu về trợ từ cách với mối quan hệ vị ngữ trong tiếng Nhật và đề xuất phương pháp giảng dạy trợ từ cách tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Vì vậy trợ từ cách trở thành đối tượng chính trong nghiên cứu này, đó là các trợ từ “ga”, “ni”, “wo”, “he”, “de”, “kara”, “yori”, “made”. Trong tiếng Nhật tuỳ vào vị ngữ khác nhau mà cách sử dụng trợ từ cách cũng khác nhau. Trong mối quan hệ với vị ngữ, trợ từ cách có thể biểu hiện chủ thể, đối tượng, nơi chốn, điểm xuất phát, điểm kết thúc, nguyên nhân hay mục đích … Để biết được học sinh tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ thường mắc lỗi gì trong trợ từ cách, một bản điều tra cách sử dụng các trợ từ cách xuất hiện trong sách giáo khoa đã được tiến hành. Các học sinh tham gia bản điều tra này đều đang ở trình độ sơ cấp hoặc trung cấp (tương đương trình độ N3 – N4) . Kết quả điều tra cho thấy, học sinh thường mắc các lỗi về trợ từ cách trong các mối quan hệ vị ngữ sau: tự động từ và tha động từ, câu bị động, câu sai khiến, câu khả năng, động từ cho nhận, mong muốn, tồn tại và một số lỗi sai khác. Hiện trạng dạy học trợ từ cách hiện nay đó là giáo viên thường tập trung dạy các mẫu câu ngữ pháp mà ít chú ý đến dạy cách sử dụng trợ từ. Khi đưa ra các luyện tập về ngữ pháp thì các bài tập biến đổi từ, hoàn thành câu hay dịch câu thường được sử dụng hơn là các bài tập trợ từ. Một lý do lớn nữa khiến các bài tập liên quan đến trợ từ ít được quan tâm đó là các kỳ thi hiện nay chủ yếu là trắc nghiệm và câu hỏi liên quan đến trợ từ chiếm tỉ lệ rất ít. Vì vậy học sinh thường không chú ý đến trợ từ, trong đó có trợ từ cách. Dẫn đến khi viết bài luận hay hội thoại thường lúng túng trong sử dụng trợ từ. Ngoài ra, trong sách giáo khoa cũng không có các phần phân biệt các loại trợ từ, tổng hợp cách dùng các trợ từ. Để giải quyết các vấn đề đó, một bản điều tra đã được thực hiện để tìm hiểu các lỗi sai của học sinh thường mắc phải. Sau đó một số các phương pháp giảng dạy đã được đề xuất. Đó là khi giảng dạy ngữ pháp cần chú trọng các cách sử dụng trợ từ cách khác nhau trong mối quan hệ với vị ngữ. Khi luyện tập nên đưa ra các bài tập như viết luận, viết câu hay hoàn thành câu. Trong giờ học hội thoại cũng cần chú trọng sửa ngay các lỗi sai về trợ từ. Một phương pháp khác đó là dạy về nghĩa mà các trợ từ đó biểu hiện, ví dụ như trợ từ cách “de” biểu hiện địa điểm của hành động, phạm vi, nguyên nhân hay phương tiện, nguyên liệu làm gì… Hay giáo viên sau mỗi bài nên có tổng hợp các cách sử dụng trợ từ cách đi cùng với từ mới, mẫu câu mới xuất hiện... |
---|