Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chịu mặn ứng phó với biến đổi khí hậu

Đã xác định vật liệu bố mẹ trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn là OM6976 và FL478. Trong đó, giống FL478 được dùng làm giống cho QTL/Salol, có đặc điểm nông sinh học và khả năng thích ứng tốt trong điều kiện vùng có khả năng chịu mặn (điểm 3). Giống lúa OM6976 làm giống nhận gen. S...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Thị Huế
Other Authors: Lê, Hùng Lĩnh
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/8389
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Đã xác định vật liệu bố mẹ trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn là OM6976 và FL478. Trong đó, giống FL478 được dùng làm giống cho QTL/Salol, có đặc điểm nông sinh học và khả năng thích ứng tốt trong điều kiện vùng có khả năng chịu mặn (điểm 3). Giống lúa OM6976 làm giống nhận gen. Sử dụng 2 chỉ thị phân tử RM493 và RM3412b trong nghiên cứu đã xác định được 2 cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể chọn tạo giống BC3F2. Kết quả thử mặn trong điều kiện nhân tạo cho thấy: Các cá thể BC3F2 của tổ hợp OM6976/FL478 có khả năng chịu mặn (điểm 3) ở mức tương đương với giống Pokkali hoặc FL478 trong cùng điều kiện thí nghiệm. Qua việc đánh giá khả năng chịu mặn trong điều kiện nhân tạo của các dòng được tuyển chọn từ quần thể BC3F2 bằng việc kết hợp sử dụng chỉ thị phân tử và chọn lọc truyền thống, chúng tôi nhận thấy các dòng OM6976/Saltol có khả năng chịu mặn tại điểm 3 tương đương với FL478. Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các cá thể được tạo ra cho thấy hầu hết đều có đặc điểm nông sinh học tương tự giống OM6976 trong cùng điều kiện thí nghiệm, đặc biệt các dòng D1, D4, D7, D8, D16 và D18 có tiềm năng năng suất vượt trội so với giống đối chứng OM6976.