Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mối là côn trùng xã hội, có sự phân hóa hình thái và chức năng giữa các nhóm cá thể trong quần tộc. Trong một quần tộc mối có các đẳng cấp khác nhau: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối thợ, mối lính, mối non … Với khả năng phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulose và là nguồn thức ăn cho đ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Lê, Quang Thịnh
Format: Theses and Dissertations
Language:other
Published: Đại học Quốc gia Hà Nội 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/8410
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: other
Description
Summary:Mối là côn trùng xã hội, có sự phân hóa hình thái và chức năng giữa các nhóm cá thể trong quần tộc. Trong một quần tộc mối có các đẳng cấp khác nhau: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối thợ, mối lính, mối non … Với khả năng phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulose và là nguồn thức ăn cho động vật hoang dã nên mối có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên. Với con người, mối được xếp vào nhóm côn trùng gây hại. Do thức ăn của mối là các vật liệu có nguồn gốc xenlulose nên đối tượng gây hại của mối là các công trình kiến trúc (nhà cửa, kho tàng, di tích lịch sử, văn hóa v.v.); các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện (đê, đập đất); các loại cây trồng (cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây cổ thụ, cây xanh đường phố)…. Mỗi đối tượng có một loài hay một nhóm loài gây hại chính. Ví dụ: giống mối Coptotermes gây hại chủ yếu cho công trình kiến trúc, giống mối Odontotermes gây hại trên các công trình thủy lợi hoặc cây trồng. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối tập trung chủ yếu theo hai hướng chính: điều tra đa dạng sinh học của mối và nghiên cứu các giải pháp phòng trừ các loài mối gây hại trên các đối tượng cụ thể. Đã có nhiều nghiên cứu về điều tra đa dạng sinh học mối được tiến hành như: Nguyễn Đức Khảm (1976) [10], Lê Trọng Sơn (1996) [23], Nguyễn Tân Vương (1997) [40], Nguyễn Văn Quảng (2003) [18], Ngô Trường Sơn (2009) [28], Nguyễn Quốc Huy (2010) [8], v.v. Các nghiên cứu thường tập trung vào môi trường tự nhiên như vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Những dẫn liệu về thành phần loài mối vùng đồng bằng, thành phố đặc biệt là tại các khu di tích lịch sử, văn hóa còn ít và tản mạn. Theo hướng nghiên cứu giải pháp phòng trừ mối trên các đối tượng ở Việt Nam có thể kể đến những công trình của Trịnh Văn Hạnh (2002, 2005, 2008, 2011) [3, 4, 5, 6], Ngô Trường Sơn (2009) [28], Nguyễn Quốc Huy (2010) [8], Nguyễn Tân Vương (2005, 2008, 2010) [41, 42, 43] v.v. Trong đó, biện pháp lây nhiễm sử dụng bả độc được áp dụng có hiệu quả cao đối với giống mối Coptotermes gây hại công trình kiến trúc. Khu di tích Cố đô Huế bao gồm một quần thể các di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn các di tích thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, Cố đô Huế đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích Quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành các cụm công trình bao gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và các cụm công trình trong Kinh thành Huế. Trong Kinh thành Huế bao gồm Đại Nội và Thành Nội. Các di tích trong khu di tích Cố đô Huế được cấu thành từ rất nhiều cấu kiện bằng gỗ và các vật liệu có nguồn gốc xenlulose nên thường xuyên bị mối xâm nhập gây hại. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như chưa điều tra đầy đủ thành phần loài trong các công trình thuộc khu di tích Cố đô Huế, chưa xác định được loài gây hại chính cũng như chưa đánh giá được mức độ gây hại của chúng đối với các công trình trong khu di tích Cố đô Huế… Với nhận thức đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” với nội dung chủ yếu điều tra, khảo sát thành phần loài mối tại khu di tích Cố đô Huế, xác định các loài mối gây hại chính và lựa chọn biện pháp phù hợp, có hiệu quả để phòng trừ các loài mối gây hại chính cho khu di tích Cố đô Huế. Vì điều kiện thời gian và khả năng hạn chế nên chắc chắn luận văn còn nhiều điểm khiếm khuyết, rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.