Thi hành các quy định về chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 và sự cần thiết ban hành luật về hoạt động của chủ tịch nước

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống nhất các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Cao, Vũ Minh
Other Authors: Hội thảo Khoa học Đánh giá 5 năm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 : Hà Nội, 9/2018
Format: Conference or Workshop Item
Language:Vietnamese
Published: Đại học Quốc gia Hà Nội 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/94765
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống nhất các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”136. Hiến pháp năm 2013 được thông qua là sự kiện chính trị, pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Với đặc điểm thể chế chính trị và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam thì chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi tích cực, hợp lý. Tuy nhiên, các quy định của Hiến pháp năm 2013 chỉ mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh phải được ban hành nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy định trong Hiến pháp năm 2013137. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều phối hoạt động giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thế nhưng, những quy định mang tính “khởi thủy” trong Hiến pháp năm 2013 vẫn chưa “đủ sức” làm rõ các mối quan hệ này. Nghị quyết, chính sách của Đảng là linh hồn của pháp luật. Nói cách khác, nghị quyết, chính sách của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật. Nói là pháp luật nhưng trước hết phải bằng các đạo luật. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân thì vai trò của đạo luật ngày càng được đề cao. Do đó, làm rõ “mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” được nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cần phải được hiện thực hóa không chỉ bằng Hiến pháp năm 2013 mà phải bằng những văn bản luật do Quốc hội ban hành.