Quyền được lãng quên trong kỷ nguyên số : Thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Trong thời đại số và sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo, nguồn và dữ liệu thông tin được lưu thông với tốc độ và số lượng cao, đồng thời những dữ liệu cá nhân không còn nằm trong tầm kiểm soát hoặc sở hữu của cá nhân đó. Vấn đề đặt ra là liệu có quyền của cá nhân được kiểm soát và quyết định thôn...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Ngô, Thị Minh Hương, Phạm, Hải Chung
Other Authors: Hội thảo Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra với pháp luật và quyền con người (Workshop Artificial Intelligence: Impacts on Law and Human Rights): Hà Nội, 28/5/2019
Format: Conference or Workshop Item
Language:Vietnamese
Published: Vietnam national university, Hanoi 2020
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/94766
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Trong thời đại số và sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo, nguồn và dữ liệu thông tin được lưu thông với tốc độ và số lượng cao, đồng thời những dữ liệu cá nhân không còn nằm trong tầm kiểm soát hoặc sở hữu của cá nhân đó. Vấn đề đặt ra là liệu có quyền của cá nhân được kiểm soát và quyết định thông tin của mình không và nếu có thì biện pháp và trách nhiệm bảo vệ quyền đó như thế nào. Mặc dù khái niệm về quyền được lãng quên chưa được làm rõ trong pháp luật quốc tế về quyền con người, nhưng ở nhiều khu vực và nhiều nước đã xây dựng khuôn khổ pháp lý và biện pháp để đảm bảo quyền này. Nhiều vụ việc trên truyền thông, qua vụ việc tư pháp và kinh nghiệm lập pháp có thể được tham khảo và ngày càng làm rõ hơn khái niệm và cơ chế bảo vệ quyền được lãng quên. Về nguyên tắc, quyền được lãng quên là quyền được trao cho cá nhân và tổ chức để họ có năng lực kiểm soát dữ liệu cá nhân hiệu quả hơn, hoặc họ được lựa chọn với sự đồng thuận khi sử dụng thông tin về họ. Câu hỏi đặt ra là liệu quyền được lãng quên có thể được coi là một quyền con người, và cần được quy định, thực thi trong khuôn khổ pháp luật về quyền con người quốc tế, khu vực và quốc gia? Trong thời đại kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo ngày càng tạo nhiều thách thức cho các cơ chế bảo vệ quyền được lãng quên, kể cả thách thức đảm bảo quyền được lãng quên của một cá nhân trong sự cân bằng và đảm bảo các quyền cá nhân khác như quyền tự do ngôn luận. Do vậy, cần những biện pháp cần thiết về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật phù hợp, một mặt bảo vệ quyền được lãng quên, một mặt cân bằng với nhu cầu thông tin cho phát triển và sự quan tâm của công chúng. Bài viết này gồm bốn phần: phần 1 làm rõ hơn khái niệm và nội hàm của quyền được lãng quên, dựa trên các lý luận về quyền con người và thông qua các quy định pháp lý và một số tình huống tư pháp. Bài viết cũng làm rõ về chủ thể và trách nhiệm đối với quyền được lãng quên. Phần 2 của bài viết phân tích sự cần thiết và các biện pháp để quyền được lãng quên được đảm bảo về pháp lý. Phần 3 phân tích những thách thức của truyền thông, kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo đối với quyền được lãng quên. Phần 4 đưa ra giải pháp và ngụ ý kết luận đối với bối cảnh phát triển kỹ thuật số.