Thi hành các quy định về Thủ tướng Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 – Một số vấn đề pháp lý cần hoàn thiện

Hiến pháp năm 2013 đã nâng chức danh TTCP lên một tầm cao mới khi lần đầu tiên quy định tư cách “người đứng đầu Chính phủ” của TTCP. Nếu như các bản Hiến pháp trước đây chỉ ghi nhận một cách gián tiếp tư cách “người đứng đầu Chính phủ” của TTCP thông qua các cụm từ như “chủ tọa”, “lãnh đạo công tác”...

全面介紹

Saved in:
書目詳細資料
主要作者: Nguyễn, Nhật Khanh
其他作者: Hội thảo Khoa học Đánh giá 5 năm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 : Hà Nội, 9/2018
格式: Conference or Workshop Item
語言:Vietnamese
出版: Đại học Quốc gia Hà Nội 2020
主題:
在線閱讀:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/94776
標簽: 添加標簽
沒有標簽, 成為第一個標記此記錄!
實物特徵
總結:Hiến pháp năm 2013 đã nâng chức danh TTCP lên một tầm cao mới khi lần đầu tiên quy định tư cách “người đứng đầu Chính phủ” của TTCP. Nếu như các bản Hiến pháp trước đây chỉ ghi nhận một cách gián tiếp tư cách “người đứng đầu Chính phủ” của TTCP thông qua các cụm từ như “chủ tọa”, “lãnh đạo công tác”179 của Chính phủ thì Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ ràng: “TTCP là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, TTCP trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Bên cạnh đó, cùng với việc nâng tầm vị trí của Chính phủ trong tổ chức bộ máy nhà nước khi lần đầu tiên đưa chức năng “hành chính nhà nước cao nhất” lên trước chức năng “chấp hành của Quốc hội” và trao cho Chính phủ thực hiện “quyền hành pháp”181 thì Hiến pháp năm 2013 đã gián tiếp ghi nhận tư cách thứ hai để nâng tầm của TTCP đó là “người đứng đầu hệ thống hành chính”. Như vậy có thể thấy rằng Hiến pháp năm 2013 đã trao cho TTCP hai tư cách rất quan trọng đó là “người đứng đầu Chính phủ” và “người đứng đầu hệ thống hành chính”, cùng với đó là việc mở rộng thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới để TTCP thực sự trở thành trung tâm của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước