Diễn ngôn nữ quyền trong phim Việt Nam (khảo sát ba phim: Mê Thảo – Thời Vang Bóng, Tâm Hồn Mẹ và Đảo Của Dân Ngụ Cư)

Mong muốn từ việc định hình những diễn ngôn nữ quyền, đặc biệt từ các phim điện ảnh do các đạo diễn nữ thực hiện, để tìm ra những yếu tố có thể xem như những nét chấm phá đầu tiên cho “lối làm phim nữ”, thể hiện “tiếng nói” của phụ nữ về phụ nữ, luận văn chọn hướng nghiên cứu tập trung vào ba tác ph...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Thị Thúy Hằng
Other Authors: Phạm, Thành Hưng
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: Đại học Quốc Gia Hà Nội 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/95114
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Mong muốn từ việc định hình những diễn ngôn nữ quyền, đặc biệt từ các phim điện ảnh do các đạo diễn nữ thực hiện, để tìm ra những yếu tố có thể xem như những nét chấm phá đầu tiên cho “lối làm phim nữ”, thể hiện “tiếng nói” của phụ nữ về phụ nữ, luận văn chọn hướng nghiên cứu tập trung vào ba tác phẩm điện ảnh, đã có những thành công nhất định, được ba đạo diễn nữ cải biên từ các tác phẩm văn học. Ba bộ phim được chọn là Mê Thảo - Thời vang bóng của đạo diễn Việt Linh, Tâm hồn của mẹ của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang và Đảo của dân ngụ cư đạo diễn Hồng Ánh. Cả ba phim, như đã nói, đều có điểm chung là được cải biên hay tái sáng tạo lại từ 3 tác phẩm văn học của ba tác giả nam giới. Mê Thảo - Thời vang bóng lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Chùa Đàn của nhà văn Nguyễn Tuân; Tâm hồn của mẹ từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp; và Đảo của dân ngụ cư từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Đỗ Phước Tiến. Cả ba bộ phim đều nhận được các giải thưởng điện ảnh quan trọng của Việt Nam và thế giới như một sự xác nhận cho chất lượng nghệ thuật. Với Luận văn này chúng tôi mong muốn trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học và sự vận dụng lý thuyết đã được khẳng định giá trị trong thực tế của các tác giả đi trước, để có một cái nhìn khác, góp phần lýgiải nguyên nhân thành công và khẳng định những đóng góp của ba bộ phim nói trên trong đời sống văn hóa- nghệ thuật nước nhà. Từ đây, những giá trị sáng tạo nghệ thuật của các tác giả nữ được nhìn nhận nhưnhững tuyên ngôn về quyền của phụ nữ trong xã hội. Đây cũng là giá trị hiện thực của nghệ thuật điện ảnh khi song hành và gắn chặt với đời sống xã hội.