Ba vòng thành Cổ Loa qua tư liệu khai quật khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014
Thành Cổ Loa ngày nay nằm ở phía Bắc sông Hoàng Giang thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Các đợt khai quật đã làm rõ cấu trúc Thành Cổ Loa gồm có ba vòng thành đất khép kín với quy mô khá rộng. Khảo cổ học đã cho thấy rõ cả ba vòng thành đều được đào đắp quy mô lớn...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Đại học Quốc Gia Hà Nội
2020
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/95214 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Thành Cổ Loa ngày nay nằm ở phía Bắc sông Hoàng Giang thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Các đợt khai quật đã làm rõ cấu trúc Thành Cổ Loa gồm có ba vòng thành đất khép kín với quy mô khá rộng. Khảo cổ học đã cho thấy rõ cả ba vòng thành đều được đào đắp quy mô lớn vào thời An Dương Vương và được đắp, gia cố thêm một số lần sau đó. Trong và ngoài thành đã phát hiện được nhiều dấu tích liên quan đến thành như các di chỉ cư trú, di tích đúc mũi tên đồng, nơi chôn giấu trống đồng, mũi tên đồng, nhiều di tích liên quan đến triều đình An Dương Vương, nước Âu Lạc. Luận văn tập trung vào việc tập hợp tư liệu đã điều tra, khai quật khảo cổhọc ở ba vòng thành: Thành và hào thành Trung, Thành Ngoại, Ụ hỏa hồi và Thành Nội từ năm 2007 đến năm 2014. Những nội dung chính sẽ được luận văn đi sâu giải quyết đó là:- Kỹ thuật đắp thành: Kỹ thuật đắp thành Ngoại, thành Trung, thành Nội, Ụ hỏa hồi. Xác định các lớp đất đắp thành thời An Dương Vương - cách đắp thành: Đào hào lấy đất đắp thành - kỹ thuật gia cố lũy thành: Đầm nện, gia cố vật liệu như cuội, sỏi, đá, ngói vỡ.- Về niên đại: Xác định niên đại các lớp đắp thành, gia cố thành ở các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.Từ những nội dung trên luận văn sẽ tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng của di tích Thành Cổ Loa. Góp phần huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích Thành Cổ Loa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. |
---|