Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 10 cán bộ quản lý và 109 giáo viên đang công tác ở các trường trung học phổ th...
Saved in:
Main Authors: | , |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Conference or Workshop Item |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Đại học Quốc gia Hà Nội
2020
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/95323 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 10 cán bộ quản lý và 109 giáo viên đang công tác ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Các chủ thể quản lý đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các năng lực xây dựng kế hoạch, năng lực sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tuy nhiên, bồi dưỡng năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh chưa được chú trọng triển khai. Hiệu quả của các phương thức tổ chức bồi dưỡng chưa cao. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hầu như chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng. Các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn,nghiệp vụ cho giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các lực lượng giáo dục nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. |
---|