Trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi , đặc biệt là học sinh trung học phổ thông ( HS THPT ). Song, trầm cảm trong sức khỏe tâm thần học đường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Một cuộc khảo sát điều tra thực trạng đã được tiến hành kết hợp phỏng vấn sau 550 HS THPT...
Saved in:
Main Authors: | , , , |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Conference or Workshop Item |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Đại học Quốc gia Hà Nội
2020
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/98243 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Trầm cảm là một rối loạn tâm thần ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi , đặc biệt là học sinh trung học phổ thông ( HS THPT ). Song, trầm cảm trong sức khỏe tâm thần học đường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Một cuộc khảo sát điều tra thực trạng đã được tiến hành kết hợp phỏng vấn sau 550 HS THPT của 10 quận huyện trên địa bàn TPHCM, như trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa ( quận 1 ), THPT Trần Khai Nguyên ( quận 5 ) , trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến ( quận Tân Bình ), Trung tâm GDTX quận Bình Tân ... Độ tin cậy của kết quả được kiểm chứng thông qua đo lường lặp lại và đo lường tương đương. Thang đo định danh hỗ trợ mã hóa kết quả thống kê về giới tính và phân loại các trường THPT Thang Likert chỉ ra HS có rất ít hiểu biết về bệnh này và 36,36 % HS chọn mức 7/10, là con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe tâm thần học đường hiện nay. Thang tỉ lệ giúp xác định các nguyên nhân khiến HS dễ trở thành nạn nhân chủ yếu là chưa có kiến thức phòng tránh ( 50,1 % ) hay chưa biết giải quyết tình huống khi bắt đầu có vấn đề sức khỏe tâm thần ( 17,2 % ) , từng có trải nghiệm tiêu cực ( 15 % ) hoặc bị ảnh hưởng bởi sự kiện gây chấn động tâm lý ( 10 % ) ... Chính vì chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe tâm thần , 45 % HS trầm cảm chọn cách “ Giữ im lặng ” khiến tâm lý ngày càng nặng nề dưới nhiều áp lực dẫn tới nguy cơ trầm cảm và tải trầm cảm là rất cao, nhất là HS lớp 12 ( 47,45 % ) và đặc biệt ở HS nữ ( 56,54 % ). Có hơn 5 % số HS khảo sát khẳng định bị rối loạn trầm cảm rõ rệt nhưng 3/4 số đó chưa được điều trị kịp thời, để lại nhiều hệ lụy. Bài viết này chỉ ra nguyên nhân, thực trạng và đề xuất giải pháp cho vấn đề trầm cảm của HS, đồng thời cung cấp cho các nhà giáo dục thông tin cần thiết trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như xây dựng mô hình tâm lý học đường |
---|