Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp áp Mitomycin C điều trị glôcôm bẩm sinh

Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp áp Mitomycin C điều trị glôcôm bẩm sinh thứ phát và tái phát. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, không nhóm chứng của 24 mắt của 17 bệnh nhân chẩn đoán g...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Phạm, Thị Kim Thanh, Nguyễn, Thị Thu Trang, Bùi, Thị Quỳnh Anh, Phạm, Duy Dũng
Other Authors: Kỷ yếu Hội nghị Khoa học - Công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược Việt Nam lần thứ XVIII : Đà Nẵng, tháng 5, 2016
Format: Conference or Workshop Item
Language:Vietnamese
Published: Bộ Y tế 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/99211
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp áp Mitomycin C điều trị glôcôm bẩm sinh thứ phát và tái phát. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, không nhóm chứng của 24 mắt của 17 bệnh nhân chẩn đoán glôcôm bẩm sinh thứ phát và tái phát được phẫu thuật cắt bè củng giác mạc phối hợp áp Mitomycin c tại khoa Mắt trẻ em Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 01/2015 đến tháng 09/2015. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 48 tháng tuổi (1-132). Thị lực trước phẫu thuật ở mức thấp, chủ yếu là < ĐNT 3m. Nhãn áp trung bình trước mổ của nhóm nghiên cứu là 31,2 ± 10,5 (21- 61), 6/17 mắt có tổn thương gai thị trầm trọng (chiếm 35,3%). Dấu hiệu cơ năng giảm dần sau phẫu thuật từ 75% trước phẫu thuật giảm còn 20% sau phẫu thuật 3 tháng. Có 01 mắt sau khi điều trị nhãn áp vẫn cao, sẹo bọng dẹt, mặc dù đã điều trị tích cực nhưng vẫn thất bại. Cổ 02 trường họp xuất huyết tiền phòng, 01 trường hợp nhăn áp thấp dưới 8 mmHg và 01 trường hợp rò vạt kết mạc sớm sau phẫu thuật, số lấn phẫu thuật thất bại càng nhiều ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhãn áp. Kết quả tạo sẹo giữa các thời gian tái phát có mối liên quan với nhau, thời gian tái phát càng dài thì khả năng tạo sẹo có chức năng càng cao. Số lần thất bại càng nhiều thì khả năng tạo sẹo tỏa lan càng kém. Kết luận: Áp MMC nồng độ 0,4 mg/ml trên nắp củng mạc trong phẫu thuật cắt bè là một biện pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả và an toàn trên những bệnh nhân GLCBS thứ phát hoặc tài phát có nguy cơ thất bại cao sau phẫu thuật.