SỬ DỤNG THÔNG MINH RỪNG - ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN VÙNG SINH THÁI DÃY TRƯỜNG SƠN VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bảo tồn rừng và đa dạng sinh học (ĐDSH) trên dãy Trường Sơn không chỉ là điều tiên quyết vì phát triển bền vững (PTBV) mà còn là chỗ nương tựa mãi mãi cho 40 dân tộc anh em, khoảng 24 triệu người đã đang và sẽ sống trên địa bàn thuộc vùng sinh thái dãy Trường Sơn trong phát triển kinh tế an sinh xã...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Đặng Huy Huỳnh
Published: Khoa học kỹ thuật 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/9967
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Description
Summary:Bảo tồn rừng và đa dạng sinh học (ĐDSH) trên dãy Trường Sơn không chỉ là điều tiên quyết vì phát triển bền vững (PTBV) mà còn là chỗ nương tựa mãi mãi cho 40 dân tộc anh em, khoảng 24 triệu người đã đang và sẽ sống trên địa bàn thuộc vùng sinh thái dãy Trường Sơn trong phát triển kinh tế an sinh xã hội, an ninh, môi trường và an ninh quốc phòng. Nhưng điều đáng báo động tình trạng diện tích rừng nguyên sinh rừng đầu nguồn, rừng thông, rừng khộp và đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm, nghèo kiệt, thâm chí các loài thực vật động vật, nấm… thuộc diện quý, hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế cao có nguy cơ mất dần gây thảm họa về sinh thái khó lường. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Nhằm góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ rừng,ĐDSH ở Việt Nam nói chung và vùng sinh thái dãy Trường Sơn (DTS) nói riêng. Tác giả đã tham khảo kế thừa các tài liệu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng với các chuyến khảo sát thực địa trong các năm 2013-2014, 2015 của bản thân tác giả và đồng nghiệp để điều tra thu thập tài liệu đánh giá hiện trạng rừng và ĐDSH góp phần làm cơ sở cho công tác quy hoạch ĐDSH các địa phương theo các điều khoản trong bộ luật ĐDSH 2008 với kỳ vọng góp phần nhỏ bé sự hiểu biết chung trong sự nghiệp bảo vệ rừng và ĐDSH vì sự PTBV và thích ứng với BĐKH, đồng thời góp phần thực hiện thông điệp của Liên hợp quốc nhân ngày Quốc tế ĐDSH 22/5/2015. Bảo tồn ĐDSH vì PTBV và hưởng ứng lời thỉnh cầu của ngài Tổng thư ký LHQ. Ban Ki Moon đối với các quốc gia về tầm quan trọng của rừng – ĐDSH trong PTBV. Rừng ĐDSH là nền tảng cho các chức năng của HST, nhờ vào đó chúng ta mới có thực phẩm và nước ngọt, sức khỏe và giải trí và được bảo vệ khỏi các thiên tai, mất rừng và mất ĐDSH sẽ tác động đến đời sống văn hóa và tinh thần của chúng ta…