Nghiên cứu định lượng paraquat trong huyết tương người bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc CE – C4D : Luận văn ThS. Khoa học vật chất: 604401

Đề tài nghiên cứu tìm các điều kiện tối ưu để định lượng paraquat (PQ) trong huyết tương người bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc CE – C4D, chúng tôi thu được những kết quả sau: 1) Tối ưu hóa điều kiện phân tích paraquat bằng phương pháp điện di mao quản sử dụn...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Đỗ, Thị Trang
Other Authors: Tạ, Thị Thảo
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: H. : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2018
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63180
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Đề tài nghiên cứu tìm các điều kiện tối ưu để định lượng paraquat (PQ) trong huyết tương người bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc CE – C4D, chúng tôi thu được những kết quả sau: 1) Tối ưu hóa điều kiện phân tích paraquat bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc CE – C4D. Các thông số tối ưu bao gồm: - Detector C4D - Mao quản silica với tổng chiều dài là 60 cm, chiều dài hiệu dụng là 50 cm, đường kính trong 75 µm - Hệ đệm điện di His/ace (10 mM), pH = 4,0 - Mẫu được bơm theo kiểu thủy động lực học kiểu xiphong, chiều cao là 10 cm - Thời gian bơm mẫu là 30s - Thế tách là +20kV 2) Xây dựng đường chuẩn PQ trong khoảng nồng độ 1,00 – 20,00 µg/ml, phương trình hồi quy cho hệ số tương quan R2= 0,998. Giá trị giới hạn phát hiện (LOD) của thiết bị là 0,30 µg/ml. 3) Tối ưu các điều kiện chiết PQ trong huyết tương trên cột C18. Đề xuất quy trình xử lý mẫu trên cột SPE theo cơ chế tạo cặp ion sử dụng natri heptansulfonate 100 mM. Quy trình này cho hiệu suất thu hồi PQ đạt ~ 80%, khoảng tuyến tính khá rộng: 1,50 – 130,00 µg/ml. Giới hạn định lượng của PQ trong nền huyết tương (MDL) khá thấp đạt 0,50 µg/ml. 4) Áp dụng phân tích mẫu thực tế: phân tích mẫu huyết tương của 30 bệnh nhân ngộ độc PQ tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai. Các kết quả nồng độ PQ khi vào viện nằm trong khoảng từ < LOD (0,5 µg/ml) – 125,77 µg/ml. Các kết quả này đã được đối chứng với phương pháp HPLC. Kết quả sai lệch giữa 2 phương pháp < 25%, khi xây dựng mối quan hệ giữa kết quả nồng độ giữa 2 phương pháp cho thấy mối quan hệ tuyến tính rất tốt với hệ số biến thiên R2= 0,9993. Điều này chứng tỏ phương pháp CE – C4D có độ tin cậy tốt.