Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ công an nhân dân : Luận án TS. Quản lý khoa học và công nghệ (Chương trình đào tạo thí điểm)
- Về cơ sở lý luận: Đã nghiên cứu nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước, tập hợp phát triển, Nghiên cứu sinh nêu quan điểm về khái niệm chiến lược: “Chiến lược là nghệ thuật sử dụng các biện pháp đặc biệt phát huy tối đa các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu”, và quan điểm về phương tiện kỹ t...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H. : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2019
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63508 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | - Về cơ sở lý luận: Đã nghiên cứu nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước, tập hợp phát triển, Nghiên cứu sinh nêu quan điểm về khái niệm chiến lược: “Chiến lược là nghệ thuật sử dụng các biện pháp đặc biệt phát huy tối đa các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu”, và quan điểm về phương tiện kỹ thuật ngành Công an nhân dân: “Phương tiện kỹ thuật công khai: Được sử dụng công khai, mọi người đều biết có sự giám sát, kết quả phục vụ trực tiếp công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, trấn áp, vô hiệu hoá hoạt động của các tổ chức, đối tượng thù địch xâm phạm, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ bí mật: Được sử dụng các phương pháp nghiệp vụ hoàn toàn bí mật, chỉ các cơ quan, cán bộ chuyên trách mới được quyền áp dụng, nhằm kiểm tra, giám sát, phòng ngừa, thu thập thông tin, tài liệu làm chứng cứ điều tra, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, trấn áp, vô hiệu hoá hoạt động của các loại tội phạm có hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội”.
- Nghiên cứu sinh đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển KHKT&CN giai đoạn 2004-2015, phân tích các số liệu về số lượng đề tài nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đơn vị tham gia nghiên cứu và nguồn kinh phí thực hiện. Phân tích sâu hoạt động KHKT&CN của Tổng cục An ninh, Cảnh sát, Tình báo và Hậu cần - Kỹ thuật, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Về quan điểm định hướng hoạch định chiến lược: Trên cơ sở phân tích bối cảnh an ninh, trật tự khu vực, thế giới và trong nước, những xu thế lớn, cơ hội thách thức và dự báo sự phát triển của KH&CN tác động đến chiến lược phát triển KHKT&CN trong CAND, từ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước, của Bộ Công an về KH&CN. Quan điểm định hướng phát triển KHKT&CN CAND giai đoạn mới của Nghiên cứu sinh là: “Định hướng hoạt động dài hạn (10 - 20 năm), giành lợi thế trong môi trường biến động bằng cách phát huy các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu”.
- Về giải pháp hoạch định chiến lược: Tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm hoạch định chiến lược của các quốc gia trên thế giới. Từ đó đề xuất 7 nhóm giải pháp về hoạch định chiến lược phát triển KHKT&CN CAND Việt Nam giai đoạn mới như sau: Đổi mới tư duy tầm nhìn chiến lược; Đổi mới cách tiếp cận, xác định mục tiêu; Xác định công nghệ then chốt và nhiệm vụ trọng tâm; Xây dựng bản đồ chiến lược phát triển KHKT&CN trong CAND; Lựa chọn các phương pháp hoạch định tối ưu; Tăng cường mọi nguồn lực trong công tác hoạch định chiến lược; Hợp tác hoạch định chiến lược phát triển KHKT&CN trong CAND.
Luận án đã nêu các khuyến nghị đối với chính phủ cần xác định mục tiêu cụ thể về ANQG, TTATXH trong chiến lược phát triển KH&CN quốc gia đến năm 2020 của quốc gia; kiến nghị với Bộ KH&CN hợp tác, phối hợp và hỗ trợ với BCA trong quá trình hoạch định chiến lược; kiến nghị với Bộ Quốc phòng phân định trách nhiệm, tránh chồng chéo định hướng phát triển KH&CN, kiến nghị Bộ Công an thành lập Ban chỉ đạo, Tiểu ban giúp việc chú trọng các phương pháp tiếp cận hoạch định phù hợp.
Nghiên cứu sinh đã có 1 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 7 công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Công an. |
---|