Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh: Luận văn ThS. Khoa học giáo dục: 81401
Chương 1: Luận văn đã làm sáng rõ cơ sở lí luận về trắc nghiệm khách quan, đặc biệt là cơ sở lí luận về các biện pháp nâng cao tính tích cực của học sinh. Chương 2: Tác giả đề xuất 5 nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp 1: Thông qua một số sai lầm của học sinh khi giải toán, gồm 4 biện pháp thành phần...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
2019
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/66137 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Chương 1: Luận văn đã làm sáng rõ cơ sở lí luận về trắc nghiệm khách quan, đặc biệt là cơ sở lí luận về các biện pháp nâng cao tính tích cực của học sinh.
Chương 2: Tác giả đề xuất 5 nhóm biện pháp:
Nhóm biện pháp 1: Thông qua một số sai lầm của học sinh khi giải toán, gồm 4 biện pháp thành phần khác nhau
Biện pháp 1: Giáo viên đưa ra nhiều tình huống sai lầm khi giải cùng 1 bài toán để học sinh tự xoay sở, tìm tòi, mò mẫm lời giải, giáo viên sẽ phân tích, tìm ra chỗ sai, chưa hợp lý của các lời giải. Qua đó, học sinh được khắc sâu kiến thức và thấy hào hứng với bài giảng.
Biện pháp 2: Dự kiến các sai lầm mà học sinh có thể mắc phải thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan có các đáp án gây nhiễu mạnh - Phân tích và sửa chữa sai lầm cho học sinh
Biện pháp 3: Nhấn mạnh vào những dấu hiệu đặc trưng khi lựa chọn cách giải.
Đặc biệt, cách phân bậc hoạt động trong quá trình dạy học kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các phiếu học tập ở mức độ thông hiểu và nhận biết có tác dụng rất tốt để đạt được mục đích này. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự tạo ra lớp các bài toán tương tự hoặc ở mức độ cao hơn.
Biện pháp 4: Tăng cường dạng toán gồm nhiều tình huống khác nhau.
Nhóm biện pháp 2: Hệ thống hóa các dạng, các mẫu bài thường gặp. Tác giả chia làm 8 loại khác nhau. Việc phân dạng sẽ giúp học sinh có cách nhìn tổng quan về toàn bộ chương, mục đích để ôn tập và rèn luyện năng lực toán học. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý, sau khi đào sâu suy nghĩ, học sinh tự sẽ tìm ra bản chất của vấn đề, cách tư duy nhanh tìm ra đáp án. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự nghĩ ra nhiều ví dụ có cùng bản chất. Việc học sinh tự ra đề bài cho chính mình sẽ giúp khắc sâu kiến thức, kích thích và phát huy tính tích cực của học sinh.
Nhóm biện pháp 3: Đưa ra được nhiều ứng dụng thực tiễn để tạo sự hứng thú.
Nhóm biện pháp 4: Vận dụng phương pháp dạy học tự học.
Nhóm biện pháp 5: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.
Chương 3: Thiết kế 02 giáo án thực hiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Kiểm chứng được tính khả thi của đề tài: tiết dạy thực nghiệm đã tạo được hứng thú, lôi cuốn học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng cho học sinh khả năng vận dụng, khả năng thay đổi, điều chỉnh tri thức đã có vào giải quyết các tình huống mới. |
---|