Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)
Luận án có một số kết quả nghiên cứu mới như sau: - Luận án đã nghiên cứu hành động cầu khiến (HĐCK), của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (TNNN) đặt trong sự so sánh với trẻ không TNNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ TNNN đã biểu đạt được khá đa dạng các tiểu loại HĐCK gồm 08/18 tiểu loại trong đó hai hà...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | Vietnamese |
Published: |
H.: ĐHKHXH&NV
2020
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/70648 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | Vietnamese |
Summary: | Luận án có một số kết quả nghiên cứu mới như sau:
- Luận án đã nghiên cứu hành động cầu khiến (HĐCK), của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (TNNN) đặt trong sự so sánh với trẻ không TNNN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ TNNN đã biểu đạt được khá đa dạng các tiểu loại HĐCK gồm 08/18 tiểu loại trong đó hai hành động có tần suất xuất hiện nhiều nhất là hành động yêu cầu và đề nghị trong quá trình tương tác với giáo viên và bạn bè xung quanh trẻ ở cả hai phương thức trực tiếp lẫn gián tiếp. Trẻ tiếp nhận HĐCK qua nhiều kênh, không chỉ qua lời nói mà còn thông qua các giao tiếp phi lời nói như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Ở phương thức cầu khiến trực tiếp, trẻ TNNN nói riêng và trẻ em nói chung rất hiếm khi sử dụng biểu thức ngôn hành cầu khiến tường minh. Trong các phát ngôn của trẻ chủ yếu sử dụng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời.
- Phương thức cầu khiến gián tiếp cũng được trẻ TNNN sử dụng, đề nghị gián tiếp là tiểu loại được trẻ sử dụng nhiều nhất. Phát ngôn đề nghị gián tiếp được trẻ biểu đạt ở dạng hỏi – đề nghị và trần thuật – đề nghị, trong đó, hành động trần thuật – cầu khiến được xem như là lời mách của trẻ nhằm chỉ rõ sự việc và tạo động cơ để thúc đẩy người nghe thực hiện sự việc tiếp theo.
- Khả năng tiếp nhận và biểu đạt này ở trẻ TNNN phụ thuộc phần lớn vào khả năng hiện tại của trẻ, mức độ ảnh hưởng của sự khiếm khuyết còn yếu tố độ tuổi thực không đóng vai trò quyết định. Các khiếm khuyết của trẻ cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy, hai nhóm biện pháp cho từng dạng khó khăn của trẻ được đề xuất là cần thiết và phù hợp, tuy nhiên cần kéo dài thời gian thực nghiệm hơn và mở rộng trên đối tượng trẻ khác nhau ở nhiều độ tuổi và môi trường giao tiếp khác nhau. |
---|