日本語名詞及びベトナム語名詞*に関する複数表現についての研究‐日本語文学作品の『夏の庭』及びそのベトナム語翻訳版の『Khu vườn mùa hạ』の考察及び対照を通して= Nghiên cứu về phương thức thể hiện số nhiều có liên quan đến danh từ tiếng Nhật và danh từ tiếng Việt - Thông qua việc khảo sát và đối chiếu tác phẩm văn học tiếng Nhật "夏の庭" và bản dịch tiếng Việt "Khu vườn mùa hạ"

Đầu tiên, nghiên cứu đã chỉ ra được xu hướng sử dụng phương thức thể hiện số nhiều có liên quan đến danh từ tiếng Nhật trong tác phẩm văn học tiếng Nhật “夏の庭”. Cụ thể là, tần suất sử dụng của dạng thức từ láy là thấp nhất, trong khi đó, tần suất sử dụng của dạng thức “tiếp tố chỉ số nhiều + danh từ...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn, Ngọc Diệp
Other Authors: Trần, Kiều Huế
Format: Theses and Dissertations
Language:Japanese
Published: 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/72960
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Japanese
Description
Summary:Đầu tiên, nghiên cứu đã chỉ ra được xu hướng sử dụng phương thức thể hiện số nhiều có liên quan đến danh từ tiếng Nhật trong tác phẩm văn học tiếng Nhật “夏の庭”. Cụ thể là, tần suất sử dụng của dạng thức từ láy là thấp nhất, trong khi đó, tần suất sử dụng của dạng thức “tiếp tố chỉ số nhiều + danh từ” là cao nhất, dạng thức “phụ từ chỉ số nhiều + danh từ” và danh từ tập thể cũng được sử dụng nhưng không nhiều như dạng thức “tiếp tố chỉ số nhiều + danh từ”. Thứ hai, xu hướng dịch các phương thức thể hiện số nhiều đó sang phương thức thể hiện số nhiều liên quan đến danh từ tiếng Việt trong bản dịch tiếng Việt “Khu vườn mùa hạ” cũng được làm rõ. Cụ thể là, tần suất dịch sang dạng thức từ láy là thấp nhất, tuy nhiên, dạng thức “phụ từ chỉ số nhiều + danh từ” lại được sử dụng khi dịch rất nhiều, dạng thức danh từ tập thể và danh từ tổng hợp được sử dụng khá ít khi dịch. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra hai nguyên nhân chủ quan và năm nguyên nhân khách quan dẫn đến việc có sự khác nhau trong cách thể hiện tính chất số nhiều của danh từ tiếng Nhật và danh từ tiếng Việt. Hai nguyên nhân chủ quan là lỗi dịch sai và các cách dịch khác. Năm nguyên nhân khách quan là hiện tượng tỉnh lược, cách thể hiện của danh từ số nhiều không xác định, sự bổ nghĩa của các thành phần trong câu, cấu trúc so sánh với danh từ mang tính số nhiều và sự ảnh hưởng của văn cảnh.