Developing high school students’ reading motivation through extensive reading: The case of 12th graders at a high school in Ha Nam Province
Đọc hiểu là một kĩ năng khó và nhiều thách thức đối với học sinh. Phần lớn học sinh không có động lực đọc vì thiếu vốn từ vựng, cấu trúc, và kiến thức xã hội. Vì vậy muốn nâng cao kĩ năng đọc trước hết phải tăng hứng thú, động cơ đọc cho học sinh. Khi có hứng thú, học sinh sẽ đam mê đọc hơn, và từ đ...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Other Authors: | |
Format: | Theses and Dissertations |
Language: | English |
Published: |
2020
|
Subjects: | |
Online Access: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/89498 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Institution: | Vietnam National University, Hanoi |
Language: | English |
Summary: | Đọc hiểu là một kĩ năng khó và nhiều thách thức đối với học sinh. Phần lớn học sinh không có động lực đọc vì thiếu vốn từ vựng, cấu trúc, và kiến thức xã hội. Vì vậy muốn nâng cao kĩ năng đọc trước hết phải tăng hứng thú, động cơ đọc cho học sinh. Khi có hứng thú, học sinh sẽ đam mê đọc hơn, và từ đó kĩ năng đọc cũng cải thiện hơn.
Một trong những phương pháp để phát triển động lực đọc cho học sinh trung học phổ thông là thông qua các bài đọc thêm. Đó là một hình thức đọc mở rộng, học sinh được đọc tự do theo sở thích và theo năng lực nhằm hình thành thói quen tự đọc, tự mở rộng vốn từ và kiến thức nền.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ý kiến, quan điểm của học sinh về chương trình đọc thêm ngoài sách giáo khoa tiếng Anh trên lớp. Dựa trên ý kiến của học sinh, tác giả đưa ra các gợi ý, các nguồn tài liệu đọc thêm phù hợp và áp dụng trong quá trình dạy học để từ đó học sinh có nhiều cơ hội thực hành và sẽ cảm thấy hứng thú hơn với kĩ năng đọc, từ đó nâng cao kết quả đọc hiểu của mình.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy phần lớn các bài đọc thêm được chọn phù hợp với học sinh. Các bài đọc theo cấp độ từ dễ đến khó, từ ngắn đến dài với các chủ đề đa dạng nhưng gần gũi và dễ hiểu. Học sinh có thể hiểu được nội dung bài đọc, và qua các trang web đó, học sinh còn có thể luyện nghe. Tóm lại, nghiên cứu này có thể coi là gợi ý về cách phát triển động lực đọc cho học sinh của giáo viên. |
---|