Thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Nguồn lợi Rươi thu hoạch theo lịch thủy triều và các tháng 5, 9, 10, 11, 12 âm lịch. Mỗi tháng rươi được thu hoạch 01 lần vào kỳ con nước lớn nhất. Rươi được người dân thu vớt theo hình thức sử dụng lưới săm đáy thu hoạch vào mùa sinh sản. Nguồn lợi rươi đang giảm dần theo thời gian. Rươi phân bố...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Author: Lại, Thị Thùy
Other Authors: Cao, Lệ Quyên
Format: Theses and Dissertations
Language:Vietnamese
Published: 2020
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/93379
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Nguồn lợi Rươi thu hoạch theo lịch thủy triều và các tháng 5, 9, 10, 11, 12 âm lịch. Mỗi tháng rươi được thu hoạch 01 lần vào kỳ con nước lớn nhất. Rươi được người dân thu vớt theo hình thức sử dụng lưới săm đáy thu hoạch vào mùa sinh sản. Nguồn lợi rươi đang giảm dần theo thời gian. Rươi phân bố và sinh sống tại vùng đất ngập nước theo con nước của thủy triều có độ mặn từ 0 đến 5 %. Chúng cư trú trong ruộng lúa và ruộng cói, ẩn mình dưới lớp bùn mền từ 10 đến 60 cm trên ruộng ngập nước. Vào mùa sinh sản rươi di cư từ vùng có độ mặn thấp hơn về vùng có độ mặn cao hơn để sinh sản. Sau khi phát triển ấu trùng rươi đi cư từ vùng có độ mặn cao hơn về độ mặn thấp hơn để sinh sống. Mô hình bảo tồn và phục hồi nguồn lợi rươi tự nhiên tại vùng đất ngập nước thiết kế hệ thống ruộng rươi, hệ thống phân phối nước, phương pháp cải tạo ruộng, cấy lúavà cải tạo nền đáy ruộng rươi nhằm mục đích khôi phục lại môi trường sống của rươi. Các thông số kỹ thuật như sau: sử dụng phân hữu cơ hoai mục 12 tấn/ha, Độ mặn ổn định từ 0 – 5%, hàm lượng oxy hoà tan trong nguồn nước đạt mức >4mg/l, mật độ nuôi rươi đạt 100 - 200 con/m .