NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM SÒ VUA PLEUROTUS ERYNGII (DC. EX FR.) QUEL.

Nấm sò thuộc chi Pleurotus (Fr.) P. Kumm. Với một số dạng không hoàn chỉnh hình thành đính bào tử thuộc chi Antromycopsis bao gồm khoảng 20 loài. Chúng hầu hết đều sống trên gỗ, phá hoại gỗ rất mạnh bởi gây nên mục hỗn hợp nhờ hệ enzyme ngoại bào mạnh. Nấm sò có khu phân bố khá rộng trên khắp thế gi...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Vi Minh Thuận, Nguyễn Thị Bích Thùy, Trịnh Tam Kiệt
Format: Article
Language:other
Published: Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ sinh học 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11099
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: other
Description
Summary:Nấm sò thuộc chi Pleurotus (Fr.) P. Kumm. Với một số dạng không hoàn chỉnh hình thành đính bào tử thuộc chi Antromycopsis bao gồm khoảng 20 loài. Chúng hầu hết đều sống trên gỗ, phá hoại gỗ rất mạnh bởi gây nên mục hỗn hợp nhờ hệ enzyme ngoại bào mạnh. Nấm sò có khu phân bố khá rộng trên khắp thế giới. Nhiều loài nấm ăn quý đồng thời cũng là nấm có giá trị dược liệu và được nuôi trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Chi này chỉ có một loài nấm độc là Pleurotus olearius. Các loài được nuôi trồng chủ yếu là pleurotus ostreatus, pleurotus sajor – caju, pleurotus pulmonarius và đặc biệt là trong nhiều năm gần đây là Pleurotus eryngii. Chúng là loài nấm ăn có khả năng thích nghi với biên độ nhiệt khá rộng nên được nuôi trồng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và cả nhiệt đới. Pleurotus spp. Là loại thực phẩm có hàm lượng protein và vitamin cao nhưng hàm lượng chất béo lại thấp. Hàm lượng protein của quả thể tươi P.spp. từ 1,54-3,10%, cao hơn các loại rau cải nhưng lại thấp hơn so với hàm lượng protein của trứng , thịt và pho mát. Nhiều thí nghiệm chứng minh nấm nuôi trồng trên cơ chất khác nhau thì hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, nuôi trồng trên rơm và lá chuối để so sánh hàm lượng dinh dưỡng của quả thể nấm P. ostreatus và P. sajor – cạu. Cả hai loài trồng trên rơm rạ đều có hàm lượng chất tro cao hơn trồng trên lá chuối. Kết quả chỉ ra rằng khi nuôi trồng trên rơm, nấm P.sajor-caju có hàm lượng nước là 88,08%, chất xơ là 9,6%, khi trồng trên lá chuối hàm lượng nước là 83,17%, chất xơ là 7,6%