NGHIÊN CỨU VI KHUẨN PHÂN GIẢI CHITIN PHÂN LẬP TỪ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Trong quá trình chế biến, đã thải ra một lượng lớn phế thải, bao gồm đầu và vỏ tôm. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất polymer sinh học có giá trị là chitin và chitosan. Trong vỏ tôm, chitin luôn ở dạng liên kết với protein. Muốn nh...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Main Authors: Lý, Thị Thanh Hà, Phạm, Đức Ngọc, Phạm, Văn Ty, Đào, Thị Lương
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Di truyền học và ứng dụng 2016
Subjects:
Online Access:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11228
Tags: Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
Institution: Vietnam National University, Hanoi
Language: Vietnamese
Description
Summary:Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Trong quá trình chế biến, đã thải ra một lượng lớn phế thải, bao gồm đầu và vỏ tôm. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất polymer sinh học có giá trị là chitin và chitosan. Trong vỏ tôm, chitin luôn ở dạng liên kết với protein. Muốn nhận được chitin, người ta thường loại bỏ protein bằng NaOH loãng, và sau đó dùng NaOH (40-45%) nóng loại bỏ acetyl (deacetyl hóa) để thu nhận chitosan. Các công đoạn này có thể thực hiện được nhờ các enzyme. Protease có thể dùng để tách protein. Các enzyme chitinase có thể phân giải chitin ở các mức độ deacetyl hóa khác nhau (tùy thuộc vào loại enzyme) để cho các sản phẩm tạo thành khác nhau. Mặt khác, phế thải chế biến tôm chứa lượng protein khá cao, lên đến 37%. Tuy nhiên động vật không có khả năng tiêu hóa chitin. Nếu phân giải chitin thì loại phế thải này có thể trở thành nguồn thức ăn có giá trị cho chăn nuôi. Các chủng sinh chitinase cũng có thể dùng trong đấu tranh sinh học để diệt nấm gây bệnh cây trồng.